Tỏa sáng tinh hoa

Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn. Và trải qua 15 năm, Festival Huế đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, 2 năm tổ chức 1 lần, góp phần quảng bá đặc sắc của văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Qua 8 kỳ tổ chức, Festival Huế đã gợi mở một loại hình hoạt động văn hóa mới định tên trên bản đồ Festival Việt Nam và thế giới, từng bước gia nhập cộng đồng Festival quốc tế.

Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn. Và trải qua 15 năm, Festival Huế đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, 2 năm tổ chức 1 lần, góp phần quảng bá đặc sắc của văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Qua 8 kỳ tổ chức, Festival Huế đã gợi mở một loại hình hoạt động văn hóa mới định tên trên bản đồ Festival Việt Nam và thế giới, từng bước gia nhập cộng đồng Festival quốc tế.

Nếu Festival đầu tiên năm 2000 chỉ có 15 đoàn và nhóm nghệ sĩ trong nước, 7 đoàn nghệ thuật quốc tế, năm 2014 Festival Huế đã thu hút sự tham gia của 53 nhà hát, đoàn nghệ thuật, nhóm nghệ thuật đến từ khắp các vùng văn hóa tiêu biểu của Việt Nam và trên 60 đoàn nghệ thuật tiêu biểu của 47 quốc gia. Cùng với đó là lượng khách đến với sự kiện văn hóa này không ngừng gia tăng. Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm thu hút hơn 6.000 khách quốc tế/410.000 lượt người tham dự, đến Festival Huế 2014 diễn ra trong 9 ngày đêm đã thu hút 2,4 triệu lượt khách. Đặc biệt, có hơn 230.000 khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ, tăng 25% so với Festival 2012; hơn 100.000 khách quốc tế đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với thành công này, Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng Huế thành thành phố Festival đầu tiên của Việt Nam. Hiện Huế đang nỗ lực chuẩn bị tổ chức Festival lần thứ 9 với chủ đề “710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế; Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.

 Trình diễn văn hóa Á Đông về trang phục và âm nhạc tại Đêm Phương Đông trong khuôn khổ Festival Huế 2014. Lễ đổi gác trong Đại nội Huế đã trở thành một sản phẩm du lịch thu hút khách tham quan. Quang cảnh đồng quê Việt Nam được giới thiệu bên di tích cầu ngói Thanh Toàn. Lượng khách du lịch đến Huế tăng mạnh nhờ thương hiệu Festival Huế. Đoàn ngự đạo tham dự lễ tế đàn Nam Giao - nghi lễ quan trọng được phục dựng, tạo điểm nhấn trong các kỳ Festival Huế. Đường phố Huế trở thành đại sân khẩu cho các nghệ sĩ quốc tế biểu diễn tại Festival. Quan họ Bắc Ninh giới thiệu với du khách quốc tế tại Festival Huế. Ca trù cổ đất Bắc và ca Huế cung đình mê hoặc du khách bốn phương tại Festival Huế.

 Trình diễn văn hóa Á Đông về trang phục và âm nhạc tại Đêm Phương Đông
trong khuôn khổ Festival Huế 2014.

Tỏa sáng tinh hoa ảnh 2 

Lễ đổi gác trong Đại nội Huế đã trở thành một sản phẩm du lịch thu hút khách tham quan.

 Tỏa sáng tinh hoa ảnh 3

Quang cảnh đồng quê Việt Nam được giới thiệu bên di tích cầu ngói Thanh Toàn.

 Tỏa sáng tinh hoa ảnh 4

Lượng khách du lịch đến Huế tăng mạnh nhờ thương hiệu Festival Huế.

 Tỏa sáng tinh hoa ảnh 5

Đoàn ngự đạo tham dự lễ tế đàn Nam Giao - nghi lễ quan trọng được phục dựng, tạo điểm
nhấn trong các kỳ Festival Huế.

 Tỏa sáng tinh hoa ảnh 6
 Tỏa sáng tinh hoa ảnh 7

Đường phố Huế trở thành đại sân khẩu cho các nghệ sĩ quốc tế biểu diễn tại Festival.

 Tỏa sáng tinh hoa ảnh 8

 Quan họ Bắc Ninh giới thiệu với du khách quốc tế tại Festival Huế.

 Tỏa sáng tinh hoa ảnh 9

 Ca trù cổ đất Bắc và ca Huế cung đình mê hoặc du khách bốn phương tại Festival Huế.

Các tin khác