Giàu lên từ hạt dổi

Những ai có dịp lên Tây Bắc và thưởng thức những món ăn của người Thái ở Mường Be (xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), chắc hẳn sẽ không bao giờ quên loại gia vị lạ, thơm thơm, ngai ngái mùi núi rừng của hạt dổi.

Những ai có dịp lên Tây Bắc và thưởng thức những món ăn của người Thái ở Mường Be (xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), chắc hẳn sẽ không bao giờ quên loại gia vị lạ, thơm thơm, ngai ngái mùi núi rừng của hạt dổi.

Cây dổi trồng 7 năm mới bắt đầu cho thu hoạch quả. Những cây dổi cao thẳng tắp, tán lá xum xuê xanh quanh năm từ bao đời. Loại cây hợp với đất Mường nên cứ trồng là sống, là tốt tươi, ra hoa kết trái. Cây lặng lẽ chắn gió bão, mưa giông cho từng ngôi nhà, làng bản; loại cây vừa cho bóng mát, cho hạt thơm để làm gia vị chế biến các món ăn lại còn là vị thuốc quý. Hàng năm, vào tháng 9 và 10 từng chùm dổi chín trĩu cành tách vỏ, đỏ au cả một vùng núi đồi.

Nhiều hộ gia đình Mường Be đã có thu nhập 100-200 triệu đồng/vụ từ thu hoạch hạt dổi. Vừa gần gũi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể nói hạt dổi là loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng cho người dân nơi đây. Giá trị của cây dổi còn được khẳng định khi nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn” đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 18-12-2014 và xã Chí Đạo là địa phương có số lượng hộ trồng, cây trồng, sản lượng và chất lượng (tỷ lệ tinh dầu trong hạt) cao nhất.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Các tin khác