Gian nan diện chuẩn

Tròn 10 năm chữa bệnh bằng “diện chẩn - điều khiển liệu pháp” (diện chẩn - còn gọi là “Việt y đạo”), ông Nguyễn Đăng Kỳ ở xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã chữa khỏi cận thị cho nhiều người, đa số là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đến nay phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn này chưa được các cơ quan chức năng thừa nhận.

Tròn 10 năm chữa bệnh bằng “diện chẩn - điều khiển liệu pháp” (diện chẩn - còn gọi là “Việt y đạo”), ông Nguyễn Đăng Kỳ ở xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã chữa khỏi cận thị cho nhiều người, đa số là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đến nay phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn này chưa được các cơ quan chức năng thừa nhận.

Cứu tinh cho người cận thị

Bản thân là thương binh với 38% thương tật, ông Kỳ xuất ngũ sau khi đất nước độc lập, trở về quê Thái Bình. Một lần ông tình cờ được tiếp xúc với những tài liệu về “Diện chẩn - điều khiển liệu pháp”. Say mê phương pháp chữa bệnh mới này, ông mong mỏi ngày tự mình áp dụng diện chẩn trong cuộc sống để giúp mọi người, nhất là người nghèo.

Năm 2001, ông Kỳ mới có cơ hội tiếp cận với khóa học ngắn hạn “Diện chẩn điều khiển liệu pháp” tổ chức tại tỉnh Thái Bình. Khi mới học về, có người đến nhờ chữa bệnh nhưng ông không dám nhận ngay mà phải khất lần để nghiên cứu, tìm hiểu.

Trong năm 2001, ông chỉ nhận và thành công trong việc chữa cận thị cho chị Nhung ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ. Năm 2002, ông Kỳ chữa khỏi cận thị hoàn toàn cho 4 người. Tiếng lành đồn xa, từ đó đến nay, ước tính ông đã chữa cận thị cho khoảng 1.000 người.

Chỉ riêng mùa hè năm 2011, ông tiếp nhận và chữa cận thị cho khoảng 200 học sinh, sinh viên từ  nhiều tỉnh, thành như Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội…

 Chị Huyền - môn sinh diện chuẩn - đang chữa cận thị cho bệnh nhân.

 Chị Huyền - môn sinh diện chuẩn - đang chữa cận thị cho bệnh nhân.

Em Vũ Văn Khương (7 tuổi, ở Trực Hùng, Hải Hậu, Nam Định) sau khi được ông Kỳ chữa mắt đã rời hẳn cặp kính dày cộm.

“Trước kia gia đình từng 5 lần đưa cháu Khương lên Hà Nội khám mắt, bác sĩ kết luận cháu bị khiếm thị chứ không phải cận thị và bó tay. Nhưng sau 10 ngày chữa mắt tại nhà ông Kỳ, cặp mắt của Khương đã nhìn rõ mọi vật gần xa không cần dùng kính”- bà Nguyễn Thị Tòng, ngoại của Khương, mừng rỡ khoe.

Nhưng Khương là trường hợp không hiếm. Đặc biệt nhất trong số người được chữa khỏi cận thị ở nhà ông Kỳ là chị Vũ Thúy Hà, 26 tuổi ở Trung Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Năm 23 tuổi, chị Hà mổ mắt bằng tia laser tại Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội). 2 năm sau mắt trái chị bị cận 2,5 độ. Sau đó mắt trái kéo thị lực mắt phải xuống, đôi mắt mờ dần.

Theo chỉ dẫn của một số người, chị Hà tìm đến ông Kỳ như bám víu cơ may cuối cùng. Sau hơn 3 tháng kiên trì chữa trị, mắt chị Hà có chuyển biến tích cực. Chị Hà chia sẻ: “Giờ cả hai mắt tôi đều nhìn rõ. Thị lực mắt phải đạt 10/10, mắt trái 9/10. Tôi sẽ tiếp tục ở lại đây đến khi nào khỏi hẳn”.

Cần nhìn khách quan về diện chẩn

“Diện chẩn - điều khiển liệu pháp” do GS.TSKH Bùi Quốc Châu sáng lập vào những năm 1980-1981. Đây là phương pháp chẩn trị bệnh trên bề mặt da bằng cách day ấn các huyệt đạo trên cơ thể và hơ nhang ngải cứu tại các huyệt đạo để chữa bệnh.

30 năm phát triển, diện chẩn tỏ rõ ưu thế so với cách chữa thông thường. Diện chẩn được coi là phương pháp chữa bệnh đơn giản và hiệu quả. Bởi khi học và thực hành diện chẩn, bản thân mỗi người là một “thầy thuốc”, tự chữa bệnh cho mình và có thể chữa cho người thân.

Chị Nguyễn Thị Anh Chi, tại 38/6 Trần Thánh Tông, phường 15, quận Tân Bình, TPHCM cho biết sau khi tham gia một khóa học diện chẩn, chị đã nhận ra đây là phương pháp hay, dễ làm và đặc biệt biến bệnh nhân thành thầy thuốc nên rất tiện lợi.

Lương y Phan Xuân Quyên, Chủ nhiệm CLB Diện chẩn Hà Nội, cho biết: “Diện chẩn có tính thuyết phục cao bởi hiệu quả chữa bệnh thấy rõ. Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, không dùng kim tiêm, không mổ, không gây đau đớn, không lây nhiễm, không để lại di chứng và tác dụng phụ như các cách chữa bệnh hiện nay”.

Tuy có thời gian ra đời lâu như vậy nhưng đến nay diện chẩn vẫn liên tục gặp nhiều trở ngại liên quan đến nếp nghĩ, tư tưởng “đau có thuốc” và cả vấn đề pháp lý. Điều ấy dễ hiểu, bởi tâm lý coi trọng bằng cấp còn phổ biến trong xã hội, “phải có bằng cấp mới chứng tỏ anh am hiểu về lĩnh vực nào đó”.

Dễ hiểu vì sao cách chữa bệnh mới rút ngắn thời gian, không cần thuốc, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Ngay cả người sáng lập ra phương pháp này là GS.TSKH Bùi Quốc Châu cũng gặp khó khăn về pháp lý, ông từng bị phạt vì dùng phương pháp chữa bệnh không được cấp phép. Bản thân ông Nguyễn Đăng Kỳ cũng bị kiện trong suốt 10 năm do chữa bệnh bằng phương pháp diện chẩn với các lý do không hoàn toàn về chuyên môn như: hành nghề chữa bệnh không có bằng cấp, khách trọ quá đông gây mất an ninh - trật tự…

Các cơ quan quản lý tại quê ông thường xuyên đến yêu cầu ông phải dừng việc chữa bệnh. Ông Kỳ bức xúc: “Do làm thiện nguyện, không lấy tiền công nên bệnh nhân cứ kéo đến, tôi thực sự không biết phải xử lý thế nào”.

Lần kiểm tra gần đây tại nhà ông Kỳ (tháng 10-2011), đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh Thái Bình chỉ lập biên bản ông chữa bệnh không có bằng cấp. Có người còn gợi ý ông Kỳ làm hồ sơ xin cấp “giấy phép đặc cách”. Nhưng theo ông Kỳ, khi tìm hiểu mới hay trong hồ sơ yêu cầu phải khai báo bằng cấp, nên ông từ bỏ ý định này.

Nếu như việc phổ biến diện chẩn ở nước ta gặp nhiều khó khăn, thì trên thế giới đã có 36 nước (Hoa Kỳ, Cuba, Pháp, Canada…) coi diện chẩn là một trong các phương pháp chữa bệnh hợp pháp. GS.TSKH Bùi Quốc Châu cho biết vấn đề khó khăn đó bắt nguồn từ quan niệm đây là phương pháp chưa đủ cơ sở khoa học, trong khi chưa có cơ quan chuyên môn nào tiến hành nghiên cứu nó một cách khoa học, nghiêm túc và toàn diện.

Chính vì chưa được đánh giá đúng mức, nên thời gian GS.TSKH Bùi Quốc Châu đào tạo môn sinh diện chẩn ở nước ngoài nhiều hơn trong nước.

Dẫu sao hiệu quả thực tế của phương pháp chữa bệnh diện chẩn đã được một số nơi nhìn nhận, đánh giá cao. Năm 2007, ông Nguyễn Đăng Kỳ vinh dự được Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình trao tặng giấy khen về hiệu quả của việc ứng dụng “Việt y đạo” vào chữa bệnh.

Gần đây hơn, năm 2009, UBND tỉnh Hải Dương cho phép thành lập CLB dưỡng sinh giải bệnh không dùng thuốc bằng 3 phương pháp, trong đó có phương pháp diện chẩn của GS.TSKH Bùi Quốc Châu. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu đó là chưa đủ điều kiện để diện chẩn được thừa nhận như một phương pháp y học chính thống và phổ biến rộng rãi.

Để làm được điều này, trước hết các cơ quan chức năng cần có nghiên cứu tường tận diện chẩn thay vì kỳ thị, dẫn tới bất cập như lâu nay.

Các tin khác