Đất thép giàu đẹp

Đi lên từ mảnh đất hoang tàn, đầy những vết tích của chiến tranh, huyện Củ Chi, TPHCM hôm nay vững vàng trong tư thế mới, tư thế hội nhập và phát triển. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, Củ Chi đang thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bằng việc áp dụng những mô hình sản xuất theo định hướng nông nghiệp đô thị, hiện đại. Nổi bật là mô hình chăn nuôi bò sữa với hơn 60.000 con, trong đó Tân Thạnh Đông có đàn bò sữa lớn nhất với 20.000 con. Nghề nuôi bò sữa không chỉ mang lại cuộc sống khấm khá cho 1.600 hộ trực tiếp chăn nuôi mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn hộ trồng cỏ cung cấp cho các hộ nuôi bò.

Đi lên từ mảnh đất hoang tàn, đầy những vết tích của chiến tranh, huyện Củ Chi, TPHCM hôm nay vững vàng trong tư thế mới, tư thế hội nhập và phát triển. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, Củ Chi đang thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bằng việc áp dụng những mô hình sản xuất theo định hướng nông nghiệp đô thị, hiện đại. Nổi bật là mô hình chăn nuôi bò sữa với hơn 60.000 con, trong đó Tân Thạnh Đông có đàn bò sữa lớn nhất với 20.000 con. Nghề nuôi bò sữa không chỉ mang lại cuộc sống khấm khá cho 1.600 hộ trực tiếp chăn nuôi mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn hộ trồng cỏ cung cấp cho các hộ nuôi bò.

Không chỉ có con bò sữa, Củ Chi bây giờ còn là xứ sở của những cánh đồng hoa lan với đủ chủng loại và màu sắc. Toàn huyện hiện có 190ha trồng phong lan, mang lại cuộc sống ấm no cho hơn 300 hộ dân nơi đây. Mô hình kinh tế mới này phù hợp với nhiều đối tượng lao động, đặc biệt, trong bối cảnh diện tích đất làm lúa đang bị thu hẹp. Việc sản xuất lúa trở nên kém hiệu quả, trồng hoa lan là hướng đi mới cho người nông dân.

Nói đến Củ Chi không thể không nhắc đến những làng nghề truyền thống, như làng nghề đan lát Thái Mỹ có hơn 100 năm qua, chuyên sản xuất các sản phẩm đan lát bằng mây, tre, trúc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu. Hiện nay trên 80% hộ gia đình ở Thái Mỹ gắn bó với nghề đan lát với tất cả sự say mê và tính sáng tạo. Các hộ sản xuất tại ấp Mỹ Khánh A, Mỹ Khánh B hay Bình Hạ Đông... với các sản phẩm rổ rá và sọt tre xuất khẩu nổi tiếng. Hay làng nghề Phú Hòa Đông với hơn 2.500 hộ trên tổng số gần 5.000 hộ sống bằng nghề tráng bánh tráng. Xã Tân Thông Hội - 1 trong 6 xã đầu tiên được thí điểm thực hiện mô hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TPHCM - đang là nơi sản xuất mành trúc hàng đầu cả nước. Sản phẩm mành trúc của Tân Thông Hội được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Những mô hình kinh tế mới đang giúp người dân vùng đất thép làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

 Đất thép giàu đẹp ảnh 1

Vườn lan của chị Thấm ở xã Tân Thông Hội.

 Đất thép giàu đẹp ảnh 2

Niềm vui được mùa lan của bác Hai Cúc xã Phú Hòa Đông.

 Đất thép giàu đẹp ảnh 3

Nuôi bò sữa đem lại thu nhập cao cho người dân.

 Đất thép giàu đẹp ảnh 4

Lấy sữa tại trại bò sữa chú Sáu Lê ở xã Tân Thông Hội.

 Đất thép giàu đẹp ảnh 5

Công đoạn sơn, tạo họa tiết cho mành trúc.

 Đất thép giàu đẹp ảnh 6

Cơ sở mành trúc xã Phước Vĩnh An.

 Đất thép giàu đẹp ảnh 7

Sản phẩm sọt tre được các khách hàng Đài Loan rất ưa chuộng.

 Đất thép giàu đẹp ảnh 8

 Cơ sở làm bánh tráng xuất khẩu Duy Anh.

 Đất thép giàu đẹp ảnh 9

Một công đoạn sản xuất bún miến sấy khô xuất khẩu tại xã Phú Hòa Đông.

Các tin khác