Quyền lực quỹ đầu tư (K1): BlackRock trỗi dậy

Quản lý hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ USD tài sản; nắm cổ phần trong rất nhiều đại công ty toàn cầu; chủ nợ của nhiều chính phủ khắp thế giới... các quỹ đầu tư và những công ty quản lý quỹ thực sự là các định chế đầy quyền lực.

Quản lý hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ USD tài sản; nắm cổ phần trong rất nhiều đại công ty toàn cầu; chủ nợ của nhiều chính phủ khắp thế giới... các quỹ đầu tư và những công ty quản lý quỹ thực sự là các định chế đầy quyền lực.

Ai đang thực sự điều hành thế giới? Câu trả lời có thể là các ngân hàng toàn cầu như Citigroup, Bank of America và JPMorgan Chase, các đại gia dầu mỏ Exxon Mobil và Shell, thậm chí là các đại công ty tiêu dùng như Apple, McDonald’s hoặc Nestlé. Nhưng có lẽ một công ty không bao giờ xuất hiện trong danh sách này là BlackRock.

15.000 tỷ USD

Tuy nhiên, BlackRock là cổ đông lớn nhất trong các công ty nói trên, có cổ phần trong hầu hết công ty niêm yết ở Hoa Kỳ và khắp thế giới. Cánh tay nó còn vươn dài đến trái phiếu doanh nghiệp, nợ quốc gia, hàng hóa, các quỹ phòng hộ...

Thực tế, BlackRock là nhà đầu tư lớn nhất thế giới, với lượng tài sản quản lý trực tiếp lên đến 4.100 tỷ USD, lớn hơn dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc - nước có kho dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới - và tương đương tài sản các quỹ tư nhân, quỹ đầu cơ trên thế giới cộng lại. Ngoài ra, BlackRock còn giám sát 11.000 tỷ USD thông qua nền tảng quản lý rủi ro Aladdin.

Được thành lập vào năm 1988 bởi một nhóm các nhân vật Phố Wall do Larry Fink cầm đầu, BlackRock lúc đầu hoạt động trong việc cung cấp các sản phẩm đầu tư "thụ động", chẳng hạn như các quỹ ETF. Đây là lựa chọn ít tốn kém hơn so với các quỹ tương hỗ đã thịnh hành thời đó.

Lĩnh vực đầu tư thụ động sau đó phát triển rất nhanh chóng và BlackRock, với thương hiệu iShares, đã trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành công nghiệp đầu tư chỉ số. Khách hàng của BlackRock bao trùm cả các quỹ đầu tư toàn quyền của các nước Ả rập giàu có, mỗi năm mang về hàng tỷ USD tiền phí quản lý.

BlackRock cũng rất thành công trong quản lý rủi ro các danh mục đầu tư chủ động. Chẳng hạn, lúc đầu BlackRock dẫn đầu lĩnh vực chứng khoán thế chấp, nhưng nhờ phân tích rủi ro tốt, đã tránh được việc phải cậy nhờ ứng cứu của chính phủ sau sự sụp đổ của Lehman. Thậm chí, BlackRock đã thu được nhiều lợi nhuận bằng việc mua lại các đơn vị quản lý tiền tệ của các định chế tài chính gặp khó khăn trong khủng hoảng.

Tiền của người khác

Sự thành công của BlackRock được tôn trọng vì dựa trên việc cung cấp giá trị cho khách hàng và chú ý đến từng chi tiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh người nộp thuế đã chi hàng tỷ USD để giải cứu các tổ chức tài chính khổng lồ, một công ty chỉ mới 25 tuổi lại phát triển quá rộng và nhanh chóng thiết lập một mạng lưới sở hữu hầu hết các công ty, định chế quan trọng, đã khiến nhà chức trách Hoa Kỳ phải lo ngại về vai trò mang tính cấu trúc của BlackRock.

BlackRock hiện được rất nhiều người ngưỡng mộ.

BlackRock hiện được rất nhiều người ngưỡng mộ.

Nhưng giới phân tích cho rằng nếu siết BlackRock nhằm mục đích tránh lặp lại cuộc khủng hoảng vừa qua là sai lầm. Không giống các ngân hàng, nơi các khoản vay và tiền gửi trở thành bảng cân đối tài sản và nợ phải trả, BlackRock đơn thuần là người quản lý tiền của người khác.

Nó kiểm soát các khoản đầu tư mình nắm giữ thay mặt cho khách hàng, không giữ lợi nhuận cũng không bị thiệt hại trên các tài sản đó. Trong khi đó, các ngân hàng sẽ chao đảo nếu tài sản của họ bị sụt giảm chỉ vài phần nhỏ. Ngược lại, BlackRock có thể vượt qua các mất mát đó bằng cách chuyển lỗ lên khách hàng. Trong thực tế, việc tiếp nhận các tài sản giá rẻ từ những người bán chịu sức ép, những công ty quản lý tài sản kiểu như BlackRock là một nhân tố ổn định thị trường.

Khi các nhà chức trách muốn ngăn chặn sự lặp lại khủng hoảng, đồng thời xác định các nguồn rủi ro hệ thống trong tương lai, BlackRock lại đặt ra vấn đề khác tinh vi hơn, không đơn thuần liên quan đến quyền sở hữu tài sản, nhưng là cách đưa ra các quyết định mua và bán.

15.000 tỷ USD tài sản được quản lý trên nền tảng Aladdin của BlackRock chiếm khoảng 7% cổ phiếu, trái phiếu và các khoản vay trên thế giới. Như vậy, những định chế, công ty quản lý tiền bạc, tài sản lớn vẫn phải nhìn thế giới tài chính thông qua lăng kính của BlackRock. Ước tính có đến 17.000 giao dịch viên trong các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ toàn quyền và các định chế khác dựa vào mô hình phân tích của BlackRock để quyết định đầu tư.

“Thiên tài” Aladdin

Mô hình quản lý rủi ro của BlackRock được cho rất phức tạp nhưng cũng rất hiệu quả. Nguyên tắc của Aladdin là đánh giá giá trị của tài sản bằng cách hợp nhất tất cả ý kiến về tài sản đó. Dù Aladdin chỉ tư vấn cho khách hàng về các quyết định đầu tư, không tự mình thực hiện, nó vẫn có sức ảnh hưởng lớn vì đã thiết lập một khung chắc chắn về cách đánh giá rủi ro thị trường.

Cuộc khủng hoảng vừa qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giới đầu tư không đánh giá nghiêm túc những gì họ sẽ mua. Có rất nhiều quyết định dựa vào đánh giá của các công ty đánh giá tín dụng, chẳng hạn các gói chứng khoán thế chấp. Mô hình của BlackRock rõ ràng tốt hơn các công ty đánh giá tín dụng như Moody hay Standard & Poor’s. 2 đại gia này từng tư vấn khách hàng mua chứng khoán thế chấp trước cuộc khủng hoảng 2008.

Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất BlackRock có thể mang lại là ngày càng có thêm nhiều người sử dụng mô hình đánh giá của nó để quyết định đầu tư, tức cơ hội thành công sẽ ngày càng giảm đi, trong khi rủi ro thất bại lớn hơn.

(Còn tiếp)

Các tin khác