Thiên đường né thuế mới (K2): Tây Tạng và Lavia

Cùng với những tên tuổi như Singapore, các nhà quan sát đang chỉ ra nhiều khu vực có thể sẽ là những nơi thu hút dòng tiền né thuế trong thời gian sắp tới, trong đó có địa khu Sơn Nam, thuộc Tây Tạng, Trung Quốc và một số khu vực khác.

Cùng với những tên tuổi như Singapore, các nhà quan sát đang chỉ ra nhiều khu vực có thể sẽ là những nơi thu hút dòng tiền né thuế trong thời gian sắp tới, trong đó có địa khu Sơn Nam, thuộc Tây Tạng, Trung Quốc và một số khu vực khác.

> Thiên đường né thuế mới (K1): Singapore-Thụy Sĩ châu Á

Sơn Nam - Nóc nhà né thuế

Hồi tháng 8, báo Financial Times (FT - Anh) có bài viết đánh động toàn cầu khi cho rằng chính phủ Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách miễn giảm thuế rất mạnh ở địa khu Sơn Nam, hòng biến nơi đây thành một trung tâm thu hút các dòng tiền né thuế mới.

Sơn Nam, hay còn gọi Lhoka theo tiếng Tây Tạng, là một địa khu ở khu vực Đông Nam của khu tự trị Tây Tạng, được coi là vùng đất khai sinh văn minh Tây Tạng, nằm ở độ cao 3.700m so với mực nước biển.

Chính quyền Sơn Nam hiện đã thực thi những chính sách thuế cực kỳ ưu đãi. Chẳng hạn, thuế doanh nghiệp chỉ có 15%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 25% trên toàn quốc. Những công ty đóng thuế hơn 5 triệu NDT (820.000USD) mỗi năm có thể được hoàn thuế tới 40%.

Chính quyền Sơn Nam cũng ban hành mức thuế đồng loạt (flat tax) ở mức chỉ 20% đối với một số đối tác của công ty quỹ tư nhân, thấp hơn nhiều so với bình quân toàn quốc với mức cao nhất có thể lên tới 45%.

Latvia sẽ triển khai những luật mới, theo đó áp mức thuế thấp hơn cho các hoạt động chuyển tiền so với mức phí hiện hành ở các thiên đường thuế như Malta, Ireland, Cyprus và Hà Lan. Markus Meinzer, một nhà phân tích của Tax Justice Network, gọi Latvia là "Luxembourg của người nghèo".

Không giống nhiều vùng khác ở Trung Quốc, các quỹ đăng ký ở Sơn Nam không cần phải đầu tư vào các công ty địa phương, chỉ cần đặt trụ sở ở đó là đủ. “Nhiều nơi ở Trung Quốc, đặc biệt các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các quỹ tư nhân. Nhưng từ năm ngoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư chuyển tới Tây Tạng vì những chính sách ưu đãi ở đó” - Wang Jinghe, một luật sư ở Thượng Hải nói.

Hồi đầu năm, Quỹ Dingxin Growth Fund đặt trụ sở ở Tây Tạng, trở thành quỹ tư nhân lớn nhất khu tự trị này với số vốn 400 triệu NDT (65,23 triệu USD). Nhưng đến nay quỹ này vẫn chưa có khoản đầu tư nào vào các công ty địa phương, mà đang đầu tư vào bất động sản ở các khu vực khác ở Trung Quốc.

Tây Tạng cũng nổi lên như thiên đường cho các nhà đầu tư muốn giảm thiểu tiền thuế của họ khi giao dịch cổ phần. Conant Optical, nhà sản xuất mắt kính có cổ phiếu niêm yết ở sàn chứng khoán Thượng Hải, thông báo hồi tháng 8 quỹ đầu tư sáng lập của công ty đã chuyển trụ sở từ Thượng Hải đến Sơn Nam, Tây Tạng và bán bớt cổ phần trong Conant Optical.

Golden Securities, một tạp chí chuyên về đầu tư, viết rằng có một “bí mật mở”: Tây Tạng là nơi để đăng ký cổ phần đang nắm giữ trước khi bán ra nó. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi Sơn Nam trở thành điểm nóng cho những công ty niêm yết đang muốn bán bớt cổ phần. Nhờ đó, chính quyền Sơn Nam báo cáo doanh thu thuế trong nửa đầu năm 2013 đạt 726 triệu NDT (118,4 triệu USD), tăng 110% so với cùng kỳ năm ngoái.

Latvia - Điểm hẹn tương lai

Theo kế hoạch, Latvia sẽ gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào ngày 1-1-2014. Để chuẩn bị, từ đầu năm 2013, nước này đã triển khai những chính sách thuế ưu đãi mà Tạp chí Der Spiegel của Đức tin rằng sẽ biến Lativa thành một trung tâm né thuế mới nhất của Eurozone và toàn EU.

Hiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Latvia chỉ 15%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 23,5% của EU. Ở Eurozone, chỉ có Ireland và Đảo Síp có thuế suất doanh nghiệp thấp hơn Lativa với 12,5%, nhưng hệ thống ngân hàng ở cả 2 nước này đều đã sụp đổ và phải nhờ đến quỹ ứng cứu khẩn cấp của EU, nên sẽ không hấp dẫn được nhà đầu tư.

Một lâu đài ở Tây Tạng, nơi đang nổi lên như một thiên đường né thuế trên đỉnh thế giới.

Một lâu đài ở Tây Tạng, nơi đang nổi lên như một thiên đường né thuế trên đỉnh thế giới.

Những công ty nắm cổ phần trong những công ty khác còn được hưởng lợi thêm ở Latvia. Chẳng hạn kể từ đầu năm nay, lợi nhuận ở nước ngoài của họ dưới dạng cổ tức và bán cổ phiếu hoàn toàn không bị đánh thuế. Việc chuyển các khoản lợi nhuận này ra khỏi Latvia cũng không bị đóng thuế.

Không chỉ vậy, kể từ năm tới, các công ty dạng này ở Latvia sẽ không phải đóng thuế trên lãi suất và chi phí mua giấy phép của các công ty nước ngoài. Những chính sách này không chỉ cho phép người nước ngoài cất giữ tài sản ở Latvia với thuế suất thấp hơn, mà còn có thể dùng nước này như cầu nối để chuyển tiền ra khỏi châu Âu đến các thiên đường né thuế như Cayman Islands với chi phí cực thấp.

Thị trường tài chính của Latvia trước hết rất hấp dẫn các nhà đầu tư đến từ Nga và các nước Liên Xô cũ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá nhân từ các nước này muốn tìm chỗ cất giữ an toàn tiền của họ, trong khi một số người lại có động cơ đen tối.

Nhờ hệ thống thuế suất thấp, cộng với việc gia nhập đồng EUR vào năm tới, gửi tiền trong các ngân hàng ở Latvia sẽ mang lại lãi suất cao và ổn định hơn cho các khách hàng Nga và Liên Xô cũ. “Chúng tôi nhận được hàng trăm yêu cầu từ Nga, Belarus, Kazakhstan và Ukraine. Nhiều người muốn chuyển tiền của họ từ Đảo Síp đến Latvia.

Điều kiện của chúng tôi hiện nay đã tốt hơn so với Síp” - theo Tatiana Lutinska, một nhân viên của đơn vị luật thuộc Ngân hàng Rietumu Bank. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng ở Latvia được đánh giá là khỏe mạnh. Bảng cân đối ngân hàng trong nước chỉ tương đương 128% GDP vào cuối năm ngoái, so với mức bình quân của EU lên đến 359%.

(Còn tiếp)

Các tin khác