Bấp bênh kinh tế toàn cầu (K2): Những trụ cột lung lay

Trong khi các đầu tàu kinh tế là những nước mới nổi đang mất dần lực kéo do tăng trưởng giảm tốc, các trụ cột kinh tế gồm 7 nước công nghiệp mạnh nhất (G7) cũng đang mất dần vai trò trụ cột do giảm phát, nợ công hoặc hồi phục yếu kém. Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản - 2 nền kinh tế lớn nhất khối - đều bị rung lắc mạnh.

Trong khi các đầu tàu kinh tế là những nước mới nổi đang mất dần lực kéo do tăng trưởng giảm tốc, các trụ cột kinh tế gồm 7 nước công nghiệp mạnh nhất (G7) cũng đang mất dần vai trò trụ cột do giảm phát, nợ công hoặc hồi phục yếu kém. Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản - 2 nền kinh tế lớn nhất khối - đều bị rung lắc mạnh.

> Bấp bênh kinh tế toàn cầu (K1): Các đầu tàu đuối sức

 Mặt trời lặn ở Nhật Bản

Được mệnh danh là xứ sở mặt trời mọc, nhưng nền kinh tế Nhật Bản nhiều năm qua bị ví như buổi chiều tà, do đã chìm trong đình đốn suốt 2 thập niên qua. Những nỗ lực của tân Thủ tướng Shinzo Abe mang lại nhiều kỳ vọng, nhưng liệu ông có thành công trong việc kéo nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới ra khỏi vũng lầy giảm phát?

Chính sách vực dậy kinh tế do ông Abe chủ xướng (Abenomics) đã đi được 2/3 chặng đường và mang lại những kết quả khá lạc quan. Lần đầu tiên sau gần 1 năm, báo cáo kinh tế của chính phủ Nhật Bản hôm 23-7 đã “dám” nhắc đến “dấu hiệu hồi phục”. Sau 6 tháng, những chính sách này dường như đã mang lại hiệu quả.

Chỉ số chứng khoán Nikkei tăng hơn 70 % trong 6 tháng đầu năm, đồng yen hạ giá 21% so với USD, GDP quý I tăng thêm 3,1% so với năm ngoái và tăng 0,9% so với tháng 12-2012. Ngoài ra, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 5 đã tăng thêm 2%. Tuy nhiên, nếu xét về mục tiêu đẩy lùi giảm phát, các thống kê cho thấy tính đến tháng 5 chỉ số giá cả đã không thay đổi so với 1 năm trước đó.

Nếu như không kể đến giá nhu yếu phẩm và năng lượng, thậm chí chỉ số giá cả ở Nhật Bản trong cùng thời gian còn giảm 0,4%. Giới phân tích tin rằng nếu giảm phát không được đẩy lùi, chi tiêu hộ gia đình sẽ khó cải thiện.

Abenomics đang bước vào giai đoạn thứ 3 và giai đoạn quan trọng nhất quyết định sự thành bại. Ở giai đoạn này, ông Abe nhắm đến một chương trình cải tổ dài hơi và tác động đến toàn bộ cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản. Mục tiêu sau cùng của công cuộc cải tổ này là chuyển động lực chính của nền kinh tế từ dựa vào xuất khẩu sang tiêu thụ nội địa.

Để đạt được mục tiêu này, chính phủ đưa ra nhiều biện pháp, trong đó có việc “cởi trói” cho doanh nghiệp, giúp họ dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc người lao động cảm thấy bấp bênh sẽ khiến họ ngại chi tiêu mạnh tay, khiến mục tiêu kích thích tiêu thụ nội địa khó hoàn thành.

Ông Abe cũng nhắm tới việc “mở cửa” các lĩnh vực từ trước tới nay vẫn được nhà nước hỗ trợ như nông nghiệp, y tế và năng lượng, nhưng điều này lo ngại sẽ khiến nhiều doanh nghiệp trong nước bị quật ngã trước sức cạnh tranh của quốc tế, đặc biệt từ các nước mới nổi.

Ngoài ra, việc phá giá nội tệ dù hỗ trợ cho xuất khẩu, nhưng lại làm gia tăng giá nhập khẩu năng lượng, nguyên liệu. Việc nhắm tới đẩy lạm phát lên 2%/năm bằng cách hạ lãi suất còn khiến Nhật Bản có nguy cơ phải trả lãi suất vay nợ cao hơn.

Hiện tại, Nhật Bản vay tín dụng 5 và 10 năm với lãi suất theo thứ tự 0,2 và 0,8 %, một tỷ lệ rất thấp so với các nước phát triển. Nhưng giới phân tích cho rằng chỉ cần lãi suất vay của Nhật Bản tăng thành 1 hoặc 2%, chi phí lãi suất sẽ trở thành một gánh nặng thực sự cho nước này, vì tỷ lệ nợ công của Nhật Bản hiện đã tương đương 250% GDP.

Hoa Kỳ theo chân Nhật Bản

Dù dữ liệu mới nhất cho biết GDP của Hoa Kỳ trong quý II tăng trưởng vượt dự báo, một số nhà phân tích vẫn lo ngại về triển vọng của nền kinh tế lớn nhất G7 và lớn nhất hành tinh - đối tác kinh tế lớn của hầu hết các nước trên thế giới.

Trong bài viết ngày 30-7, nhà phân tích Kathleen Madigan của Nhật báo Phố Wall (WSJ) cho rằng nền kinh tế đang ngày càng giống Nhật Bản hơn. Ông dẫn chứng nghiên cứu của Economic Cycle Research Institute (ECRI), một viện nghiên cứu tư nhân chuyên về kinh tế Hoa Kỳ, cho rằng biểu hiện phục hồi của kinh tế Hoa Kỳ “rõ ràng giống với Nhật Bản trong 2 thập niên mất mát (quý II-1992 đến quý I-2013), khi Nhật Bản hầu như không có tăng trưởng và chìm sâu trong giảm phát”.

Nghiên cứu cho biết trong 5 năm qua, tăng trưởng bình quân của Hoa Kỳ chỉ ở mức 0,8%, thấp hơn so với mức bình quân 0,8% của Nhật Bản trong những thập niên mất mát.

Trong thực tế, có 40 sự thật về nền kinh tế Hoa Kỳ khiến người ta phải lo ngại. Chẳng hạn, trong thập niên 1980, nợ công Hoa Kỳ chưa tới 1.000 tỷ USD, nay nó sắp chạm 17.000 tỷ USD. Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama, chính phủ vay nợ nhiều hơn 42 đời tổng thống trước đó cộng lại.

Nếu người Hoa Kỳ quyết định chỉ trả số nợ mới phát sinh dưới thời Obama với tốc độ 1USD/giây/người, họ cần 184.000 năm mới trả hết. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), GDP Hoa Kỳ chiếm 31,8% GDP toàn cầu vào năm 2001, nhưng 10 năm sau (2011), tỷ lệ này chỉ còn 21,6%. Sức cạnh tranh của kinh tế Hoa Kỳ, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), giảm liền 4 năm qua. Nếu vào năm 1988, Hoa Kỳ là nơi tốt nhất để sống, nay vị trí đó giảm xuống thứ 16…

Trong khi đó, nhìn biểu đồ bên, chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu hết các nước G7 còn lại như Đức, Anh, Pháp, Italia trong 5 năm qua đều có tăng trưởng trì trệ hơn những thập niên mất mát của Nhật Bản, đặc biệt Anh và Italia còn có tăng trưởng âm.

(Còn tiếp)

Các tin khác