Đại gia lâm thế

Bài 1: Sông Đà ngừng chảy

Thời gian gần đây, dư luận đã bàn tán khá nhiều về dòng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chảy vào bất động sản (BĐS). Đầu tư trái ngành, lấn sân sang lĩnh vực BĐS là thực trạng khá phổ biến ở hàng loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thể hiện thông qua diễn biến CP của các “công ty con, công ty cháu” trên sàn CK.

Thời gian gần đây, dư luận đã bàn tán khá nhiều về dòng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chảy vào bất động sản (BĐS). Đầu tư trái ngành, lấn sân sang lĩnh vực BĐS là thực trạng khá phổ biến ở hàng loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thể hiện thông qua diễn biến CP của các “công ty con, công ty cháu” trên sàn CK.

Hầu hết công ty thuộc Tập đoàn Sông Đà (Song Da Holdings) có ngành nghề kinh doanh chính liên quan đến thiết kế, xây lắp, vận hành các công trình thủy điện. Tuy nhiên, không ít trong số này lại lấn sân sang BĐS và hiện đang phải trả giá.

Từ chuyện của CP đầu đàn

Sudico (SJS) là DN đầu tư, kinh doanh BĐS tiêu biểu của Song Da Holdings và cũng là CP đầu đàn của họ Sông Đà. Theo giới phân tích, với lợi thế kinh doanh là quỹ đất tốt, vị trí đẹp, SJS có thể “lãi bao nhiêu tùy thích”. Thế nhưng, năm 2010 SJS đặt kế hoạch lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, cuối cùng chỉ đạt hơn 600 tỷ đồng, tương đương hơn 60% kế hoạch. Đây có thể xem là cú sốc cho những cổ đông đã theo đuổi và tin tưởng SJS.

 Minh họa: QUỐC HOÀNG

 Minh họa: QUỐC HOÀNG

Có nhiều giả thiết được đưa ra để lý giải cho việc SJS không hoàn thành kế hoạch: thị trường BĐS năm qua diễn biến không thuận lợi nên hoạt động kinh doanh của SJS bị ảnh hưởng; câu chuyện về mối quan hệ không thuận thảo giữa SJS với công ty mẹ là TCT Sông Đà (nhiều người cho rằng SJS bây giờ không còn là “con cưng” của TCT Sông Đà nên những lợi thế kinh doanh ít nhiều bị ảnh hưởng). Cũng có ý kiến cho rằng TCT Sông Đà đã thoái vốn tại SJS ngay những thời điểm tốt nhất của TTCK, do SJS đã lớn mạnh nên không cần “quan tâm” nhiều nữa.

Năm 2009 SJS đã tăng vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, trong đó có chào bán cho cổ đông hiện hữu 20 triệu CP với giá 1.0, thu về 200 tỷ đồng. Mặc dù SJS có công bố báo cáo tình hình sử dụng vốn trong đợt huy động này nhưng nhiều NĐT vẫn chưa thỏa mãn trước kiểu công bố thông tin hết sức chung chung. Không rõ 200 tỷ đồng SJS đã đem đi đầu tư tiến độ đến đâu và khả năng sinh lời ra sao. Rõ ràng, một công ty chuyên nghiệp trong mảng BĐS như SJS còn gặp khó khăn thì những đơn vị còn lại rơi vào tình cảnh tương tự hoặc bi đát hơn là điều có thể thấy trước.

Thiệt đơn, thiệt kép

SIC (CTCP Đầu tư - Phát triển Sông Đà) năm ngoái khá nổi trong họ Sông Đà. Ngoài lĩnh vực xây lắp, đầu tư thủy điện mang tính truyền thống, các dự án BĐS chính là yếu tố giúp CP SIC được nhiều NĐT chú ý. SIC đang có 2 dự án khá tầm cỡ tại TPHCM là tổ hợp nhà cao cấp Sông Đà Riverside tại quận Thủ Đức và dự án Sông Đà IDC Tower tại quận Gò Vấp.Dự án Sông Đà Riverside có tổng diện tích sàn xây dựng gần 174.000m2, tổng cộng 1.160 căn hộ, được khởi công vào cuối năm 2010, dự kiến hoàn thành cuối năm 2013, giá bán khoảng 1,2 tỷ đồng/căn.

Giả sử giá vốn của dự án này bằng khoảng 70% giá bán, 1 căn hộ có giá vốn khoảng 840 triệu đồng, để xây hết 1.160 căn hộ sẽ cần số vốn từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Vậy nguồn vốn này huy động từ đâu? Năm vừa rồi SIC đã có đợt phát hành CP để tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng. Tính đến ngày 31-12-2010, SIC có khoản vay dài hạn từ ngân hàng hơn 131 tỷ đồng, phát hành trái phiếu 150 tỷ đồng. Nếu lãi suất cho các khoản này vào khoảng 15%/năm, số tiền trả lãi hàng năm của SIC cũng lên đến hơn 42 tỷ đồng, lớn hơn cả lợi nhuận sau thuế của SIC trong năm 2010 (18,5 tỷ đồng).

Tính đến ngày 31-12-2010, TCT Sông Đà đang sở hữu 36,72% cổ phần tại SIC. Cuối tháng 9-2010, thị giá của SIC đạt mức xấp xỉ 2.8, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 1.5, giảm gần 50%, giá trị vốn hóa của SIC cũng giảm hơn 100 tỷ đồng, phần vốn của TCT Sông Đà cũng “bốc hơi” tương ứng gần 40 tỷ đồng.

Thoạt nhìn, số tiền “bốc hơi” của TCT Sông Đà tại SIC có vẻ không lớn so với quy mô của mình, nhưng nếu có khoảng 25-30 công ty giống như SIC, số tiền thiệt hại cũng lên đến cả nghìn tỷ đồng. Tổng giá trị vốn hóa của SD1, SD2, SD3, SD4, SD5, SD6, SD7, SD8, SD9 tính đến cuối tuần qua đạt hơn 1.700 tỷ đồng. Chỉ cần nhóm này giảm sàn 7% trong một phiên, sẽ có gần 120 tỷ đồng "bốc hơi" khỏi TTCK. Còn nếu tính từ đầu năm 2011 đến giờ, giá trị vốn hóa của nhóm này đã "bốc hơi" đến con số nghìn tỷ đồng. 

Khó hút NĐT

Giá của một loạt CP Sông Đà đang ở mức khá hấp dẫn. Lấy trường hợp như SD9 (CTCP Sông Đà 9) với mức giá 1.5, CP này đang có P/E xấp xỉ 4 lần. Bỏ 4 đồng vào SD9 sẽ thu về 1 đồng lời, tỷ suất sinh lời khoảng 25%, cao hơn gửi ngân hàng, hạng mục kinh doanh nhà của công ty chiếm tỷ trọng khá thấp trong mục tiêu kinh doanh của SD9. Tuy nhiên, một NĐT bình thường nhìn vào sẽ không thấy SD9 có điểm gì nổi bật so với những SDx còn lại. Việc Chính phủ siết lại hoạt động đầu tư công ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các công ty xây dựng chuyên thi công các dự án nhà nước.

Cũng cần nói thêm rằng ngành xây dựng có quan hệ mật thiết đến ngành BĐS, nên cho dù một số CP Sông Đà chỉ tập trung cho xây dựng, hoạt động kinh doanh cũng gặp rất nhiều thách thức. Tín dụng ngân hàng dành cho BĐS sẽ bị siết chặt trong năm nay, nên khả năng những công ty đầu tư, kinh doanh BĐS như SJS, SIC hay STL (Sông Đà Thăng Long) sẽ gặp khó khăn trong nguồn vốn. Như vậy, giải pháp cuối cùng của các công ty BĐS trong họ Sông Đà có lẽ là nguồn vốn từ phía TCT Sông Đà. Nhưng TCT Sông Đà sẽ lấy vốn ở đâu để rót cho các công ty con?

Trong tình hình TTCK diễn biến thất thường như hiện nay, việc huy động vốn chắc chắn không thể thực hiện. NĐT khi tiếp cận với CP Sông Đà sẽ gặp những rào cản. Như đã nói ở trên, rất nhiều công ty họ Sông Đà có hoạt động kinh doanh gần giống nhau, không có điểm gì nổi bật nên việc chọn lựa và nắm giữ dài hạn là không thể.

Bên cạnh đó, NĐT xưa nay đầu tư CP Sông Đà chủ yếu bởi những đợt sóng mạnh hơn là yếu tố cơ bản, nên bây giờ CP không có sóng, cho dù có rẻ cũng khó lòng thu hút dòng tiền của thị trường. Những CP Sông Đà có khả năng tạo ra đột biến chủ yếu nằm ở nhóm có hoạt động kinh doanh BĐS, nhưng hiện nhóm này đang “bất động”.

--------

Bài 2: Vinaconex - Lãi vay thổi bay lợi nhuận

Bài 3: Dic Group - Áp lực dòng tiền

Bài 4: VNECO - Nỗi lo công nợ

Bài 5: VNPT và SAM - Ai cần ai?

Các tin khác